6 BÍ KÍP SỬA NGAY PHÁT ÂM TIẾNG ANH THEO KIỂU VIETLISH KHÔNG THỂ BỎ QUA
- Đăng tải bởi IPAmar
- Chủ Đề Tài liệu, Tin tức
- Ngày tháng 20/10/2024
- Nhận xét 0 nhận xét
“Những người mới bắt đầu học tiếng Anh thường gặp tương đối nhiều khó khăn với việc học phát âm tiếng Anh do những sự khác biệt so với phát âm tiếng Việt như trọng âm, âm gió, âm đuôi,… Chính vì vậy, việc nắm vững các quy tắc học phát âm tiếng Anh là vô cùng quan trọng. Trong bài viết ngày hôm nay, cùng Trung tâm Ngoại ngữ IPA tìm hiểu các quy tắc phát âm trong tiếng Anh nhé!”
I. 6 lỗi phát âm tiếng Anh nhiều người mắc phải
Phát âm chữ “iz” trong từ có đuôi “es”: Đối với từ có đuôi “es,” người Việt thường gặp khó khăn trong việc xác định khi nào phải phát âm là /ɪz/. Ví dụ: “clothes” (/kloʊð-z/) và “roses” (/’roʊ-zɪz/).
Phát âm tiếng Anh bằng cách “đánh vần”: Người Việt thường áp dụng cách đánh vần tiếng Việt vào tiếng Anh, nhưng đây không phải là phương pháp hiệu quả. Ví dụ: “put” và “but” có cách phát âm khác nhau.
Phát âm sai ở cuối từ: Người Việt thường thay thế /d/ bằng /t/, /b/ bằng /p/, /g/ bằng /k/ ở cuối từ. Ví dụ: “rob” (/rốp/), “trade” (/trết/), “dog” (/đóc/).
Quên âm cuối ở một số từ: Âm cuối như /k/ trong “like” thường bị lược bỏ, ví dụ “like” (/lai/). Cũng có trường hợp giảm âm cuối như /f/ trong “safe” (/sây/).
Đọc sai âm gió: Hiểu lầm về âm gió dẫn đến phát âm sai, ví dụ: “see” và “she” thường được phát âm giống nhau, không hề có sự khác biệt.
Bỏ qua trọng âm: Người Việt thường không chú ý đến trọng âm, dẫn đến phát âm không chính xác, ví dụ: “download” (/đao-loát/), “literature” (/lít-tờ-rây-chờ/).
II. 6 quy tắc học phát âm tiếng Anh hiệu quả cho người mới bắt đầu
1. Quy tắc phát âm tiếng Anh chuẩn IPA
Quy tắc phát âm tiếng Anh theo chuẩn IPA (International Phonetic Alphabet) giúp người học hiểu và thực hành cách phát âm đúng của 44 âm tiết tiếng Anh. Dưới đây là quy tắc phát âm của 20 nguyên âm và 24 phụ âm tiếng Anh theo chuẩn IPA:
1.1. Nguyên âm đơn (Vowels)
/ɪ/ – Sit /sɪt/ – Âm “i” ngắn, môi hơi mở rộng.
/i:/ – Sheep /ʃiːp/ – Âm “i” dài, môi mở rộng như khi mỉm cười.
/ʊ/ – Good /ɡʊd/ – Âm “u” ngắn, không sử dụng môi, đẩy hơi từ cổ họng.
/u:/ – Shoot /ʃuːt/ – Âm “u” dài, môi tròn.
/e/ – Bed /bed/ – Giống âm “e” tiếng Việt, phát âm ngắn.
/ə/ – Teacher /ˈtiː.tʃɚ/ – Giống âm “ơ” tiếng Việt, phát âm ngắn và nhẹ.
/ɜ:/ – Girl /ɡɝːl/ – Âm “ơ” cong lưỡi, môi mở rộng.
/ɒ/ – Hot /hɒt/ – Âm “o” ngắn, hơi tròn môi.
/ɔ:/ – Door /dɔːr/ – Âm “o” cong lưỡi, môi tròn.
/æ/ – Hat /hæt/ – Âm “a” bẹt, mở rộng miệng.
/ʌ/ – Cup /kʌp/ – Âm “ă” giữa “a” và “ơ”, phải bật hơi ra.
/ɑ:/ – Far /fɑːr/ – Âm “a” dài, môi mở rộng.
1.2. Nguyên âm đôi (Diphthongs):
/ɪə/ – Here /hɪər/ – Kết hợp âm /ɪ/ và /ə/.
/ʊə/ – Tourist /ˈtʊə.rɪst/ – Kết hợp âm /ʊ/ và /ə/.
/eə/ – Hair /heər/ – Kết hợp âm /e/ và /ə/.
/eɪ/ – Wait /weɪt/ – Kết hợp âm /e/ và /ɪ/.
/ɔɪ/ – Boy /bɔɪ/ – Kết hợp âm /ɔ:/ và /ɪ/.
/aɪ/ – My /maɪ/ – Kết hợp âm /ɑ:/ và /ɪ/.
/əʊ/ – Show /ʃəʊ/ – Kết hợp âm /ə/ và /ʊ/.
/aʊ/ – Cow /kaʊ/ – Kết hợp âm /ɑ:/ và /ʊ/.
1.3. Phụ âm (Consonants)
/p/ – pen /pɛn/ – Môi đóng chặt, sau đó mở đột ngột để phát ra âm vô thanh.
/b/ – bad /bæd/ – Môi đóng chặt, sau đó mở nhanh để phát ra âm hữu thanh.
/f/ – fish /fɪʃ/ – Môi dưới và răng trên gần nhau, không chạm vào nhau, phát ra âm vô thanh.
/v/ – van /væn/ – Tương tự như /f/, nhưng kết hợp rung dây thanh.
/h/ – house /haʊs/ – Miệng hơi mở, phát ra âm vô thanh nhẹ.
/j/ – yes /jɛs/ – Lưỡi nâng cao chạm ngạc cứng, sau đó lưỡi và dây thanh rung.
/k/ – cat /kæt/ – Miệng hơi mở, lưỡi chạm phần ngạc mềm trên, sau đó lưỡi hạ xuống để phát âm vô thanh.
/g/ – go /ɡoʊ/ – Tương tự như /k/, nhưng kết hợp rung dây thanh.
/l/ – love /lʌv/ – Đặt lưỡi vào phần lợi phía sau răng trên, phát âm hữu thanh.
/m/ – man /mæn/ – Môi đóng, không thông khí qua miệng, phát âm hữu thanh qua mũi.
/n/ – now /naʊ/ – Lưỡi chạm vào phần lợi phía sau răng trên, không thông khí qua miệng, phát âm qua mũi.
/ŋ/ – sing /sɪŋ/ – Lưỡi chạm phần ngạc mềm trên, không thông khí qua miệng, phát âm qua mũi.
/r/ – read /riːd/ – Miệng hơi mở, lưỡi di chuyển từ trên xuống dưới, kết hợp với rung dây thanh.
/s/ – sun /sʌn/ – Lưỡi chạm vào răng cửa trên, đầu lưỡi đẩy luồng hơi qua khe giữa răng cửa trên và đẩy ra ngoài.
/z/ – zoo /zuː/ – Tương tự như /s/, nhưng phát âm hữu thanh.
/ʃ/ – ship /ʃɪp/ – Mặt lưỡi chạm vào hai hàm răng trên, đầu lưỡi cong vào trong khoang miệng.
/ʒ/ – measure /ˈmɛʒər/ – Tương tự như /ʃ/, nhưng phát âm hữu thanh.
/t/ – top /tɒp/ – Lưỡi chạm vào răng trên, lưỡi nhanh chóng hạ xuống để phát âm vô thanh.
/d/ – dog /dɒɡ/ – Lưỡi chạm vào phần lợi phía sau răng trên, sau đó hạ xuống để phát âm hữu thanh.
/tʃ/ – chair /ʧɛər/ – Lưỡi chạm vào ngạc trên, sau đó hạ xuống để phát âm vô thanh.
/dʒ/ – job /dʒɒb/ – Lưỡi chạm vào phần lợi phía sau răng trên, sau đó hạ xuống để phát âm hữu thanh.
/ð/ – this /ðɪs/ – Lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và răng cửa dưới, phát âm hữu thanh.
/θ/ – think /θɪŋk/ – Lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và răng cửa dưới, phát âm vô thanh.
/w/ – wet /wɛt/ – Môi mở tròn, sau đó hạ hàm dưới và phát âm vô thanh qua miệng, lưỡi cảm giác rung.
2. Quy tắc đánh trọng âm tiếng Anh (Word Stress)
Quy tắc đánh trọng âm (Word Stress Rules) là quy tắc phát âm trong tiếng Anh quan trọng, giúp xác định âm tiết nào trong từ sẽ được nhấn mạnh hơn. Dưới đây là tóm tắt các quy tắc cơ bản:
– Cách đánh trọng âm của từ có 2 âm tiết:
Động từ thường nhấn vào âm tiết thứ 2: begin /bɪˈɡɪn/
Danh từ thường nhấn vào âm tiết thứ 1: father /ˈfɑː.ðər/
Tính từ thường nhấn vào âm tiết thứ 1: busy /ˈbɪz.i/
Các từ bắt đầu bằng “A” thường nhấn vào âm tiết thứ 2: about /əˈbaʊt/
Động từ với âm tiết thứ 3 là nguyên âm ngắn thường nhấn vào âm tiết thứ 2: encounter /iŋ’kauntə/
Động từ với âm tiết thứ 3 là nguyên âm đôi thường nhấn vào âm tiết thứ 1: paradise /ˈpærədaɪs/
Danh từ với âm tiết thứ 2 chứa /ə/ hoặc /i/ thường nhấn vào âm tiết thứ 1: computer /kəmˈpjuːtər/
Danh từ với âm tiết thứ 1 là /ə/ hoặc /i/ hoặc âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài thường nhấn vào âm tiết thứ 2: familiar /fəˈmɪl.i.ər/
Tính từ với âm tiết thứ 1 là /ə/ hoặc /i/ thường nhấn vào âm tiết thứ 2: enormous /ɪˈnɔːməs/
Tính từ với âm tiết thứ 3 là nguyên âm ngắn và âm tiết thứ 2 là nguyên âm dài thường nhấn vào âm tiết thứ 2: event /ɪˈvent/
Trọng âm rơi vào các âm tiết cuối của các từ chứa các đuôi nhất định như “sist,” “cur,” “vert,”…: contract /kənˈtrækt/
Các từ kết thúc bằng các đuôi như “how,” “what,” “where,”… thường nhấn vào âm tiết thứ 1: somehow /ˈsʌm.haʊ/
Các từ kết thúc bằng các đuôi như “-ate,” “-cy,” “-ty,” “-phy,”… có quy tắc nhất định về đánh trọng âm: society /səˈsaɪ.ə.ti/
Các từ có đuôi như “-teen” thường nhấn vào âm tiết cuối cùng, còn đuôi “-ty” thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 2: thirteen /θɜːˈtiːn/, twenty /ˈtwen.ti/
Các từ chứa tiền tố và hậu tố không thay đổi trọng âm của từ gốc: appear /əˈpɪər/ ⟹ disappear /ˌdɪs.əˈpɪər/
Động từ ghép trọng âm là trọng âm của từ thứ 2: become /bɪˈkʌm/
Danh từ ghép trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1: typewriter /ˈtaɪpraɪtər/
Trọng âm không rơi vào những âm yếu như /ə/ hoặc /i/: occur /əˈkɜːr/
3. Quy tắc đọc âm đuôi trong tiếng Anh (Endings)
3.1. Quy tắc phát âm đuôi ed
Phát âm là /t/: Khi động từ kết thúc bằng các phụ âm như /p/, /f/, /k/, /s/, /∫/, /ʧ/ (thường kết thúc bằng chữ cái k, p, f, ss, c, x, gh, ch, sh). Ví dụ: Stopped /stɒpt/
Phát âm là /id/: Khi động từ kết thúc bằng /t/ và /d/. Ví dụ: Wanted /ˈwɑːntɪd/
Phát âm là /d/: Đối với các trường hợp khác. Ví dụ: Tried /traɪd/
Trường hợp ngoại lệ: Khi đuôi /ed/ được thêm vào để biến động từ thành tính từ, phương thức phát âm là /id/, bất kể chữ cái trước /ed/ là gì. Ví dụ: Aged, Blessed, Crooked, Dogged, Naked, Learned, Ragged, Wicked, Wretched, …
3.2. Quy tắc phát âm đuôi s/es
Đuôi s được phát âm là /s/: Khi từ kết thúc bằng các phụ âm như /t/, /p/, /f/, /k/, /ð/ (thường là chữ cái t, p, f, ss, c, x, gh, ch, sh). Ví dụ: Students /ˈstjuː.dənts/
Đuôi s được phát âm là /iz/: Khi từ kết thúc bằng các phụ âm như /s/, /z/, /∫/, /t∫/, /ʒ/, /dʒ/ (thường là chữ cái ce, se, cy, x, z, sh, ch, s, ge). Ví dụ: Influences /ˈɪn.flu.ənsiz/: gây ảnh hưởng
Đuôi s được phát âm là /z/: Đối với các trường hợp còn lại, khi từ kết thúc bằng các phụ âm như /b/, /g/, /d/, /ð/, /v/, /l/, /r/, /m/, /n/, /η/ (thường có là những chữ cái b, d, g, l, m, n, ng, r, ve, y) và những nguyên âm (u, e, a, i, o). Ví dụ: Plays /pleɪz/: chơi
4. Quy tắc nối âm trong tiếng Anh (Linking Sounds)
4.1. Nối giữa phụ âm với nguyên âm
– Khi nối âm trong tiếng Anh, chúng ta nối phụ âm cuối của từ phía trước với nguyên âm đầu của từ phía sau. Khi đó, từ thứ hai sẽ nghe như được bắt đầu bằng một phụ âm.
Ví dụ: You get up late /juː ɡet ʌp leɪt/ => You get a plate /juː ɡet ʌ pleɪt/
– Khi một phụ âm cuối có âm gió (âm vô thanh) như /p/, /t/, /k/, /f/, /θ/, /s/, /∫/, /t∫/, /h/ và liền sau nó là từ có nguyên âm ở đầu, chúng ta chuyển phụ âm đó sang phụ âm hữu thanh tương ứng.
4.2. Nối giữa phụ âm với phụ âm
– Khi phụ âm cuối của từ trước giống với phụ âm đầu của từ sau, bạn chỉ cần phát âm phụ âm này một lần mà không dừng lại giữa hai âm này.
Ví dụ: He speaks Spanish /hi spiːks ˈspænɪʃ/ => She speak Spanish /hi spiːk ˈspænɪʃ/
– Đối với từ bắt đầu bằng /h/ thường sẽ không phát âm /h/ và bạn sẽ nối phụ âm cuối của từ đằng trước với nguyên âm phía sau âm /h/ của từ tiếp theo.
4.3. Nối nguyên âm với nguyên âm
– Khi nối hai nguyên âm, chúng ta cần thêm một phụ âm vào giữa hai từ để phát âm hoàn chỉnh cho cả hai nguyên âm.
Đối với nguyên âm tròn môi (/ʊ/, /oʊ/): thêm /w/. Ví dụ: “do it” sẽ đọc là /du: wit/
Đối với nguyên âm dài môi (/eɪ/, /i/, /ai/): thêm /y/. Ví dụ: “I ask” sẽ đọc là /ai ya:sk/
Đối với các nguyên âm đơn (/ɪ/, /iː/) và nguyên âm đôi (/aɪ/, /eɪ/, /ɔɪ/): thêm /j/. Ví dụ: “Say it” sẽ đọc là /sei jit/
5. Quy tắc đọc ngắt câu trong tiếng Anh
5.1. Dựa vào dấu câu
Dấu phẩy (,): He loves swimming,/ hiking,/ and playing tennis.
Dấu chấm (.): She woke up early./ She wanted to catch the first bus.
Dấu chấm phẩy (;): We have a meeting at 9 a.m.;/ please don’t be late.
Dấu hai chấm (:): There’s one thing I need to tell you:/ I got the job!
5.2. Dựa vào ngữ pháp
– Quy tắc 1: Ngắt nhịp trước chủ ngữ dài, túc từ dài hoặc bổ ngữ dài
Chủ ngữ dài: The man with the red hat, who always arrives early,/ never misses the train.
Bổ ngữ dài: The fact/ that he didn’t show up on time caused a lot of problems.
Túc từ dài: The reason why/ she’s leaving is still a mystery.
Cụm danh từ: The doctor in the emergency room/ was working tirelessly.
Cụm động từ: He decided to run for president,/ regardless of the challenges.
Cụm giới từ: In the park;/ under the tree;/ on a sunny day.
– Quy tắc 4: Ngắt nhịp trước khi bắt đầu một mệnh đề khá: We’re going on vacation/ because we need a break from work.
– Quy tắc 5: Lời nói nhấn mạnh: I need you to be here at 9 a.m. sharp./ No delays will be tolerated.
6. Quy tắc ngữ điệu trong tiếng Anh (Intonation)
6.1. Quy tắc lên giọng (The Rising Tune)
Cuối câu hỏi Yes/No: Have you ever been to ➚ New York?
Cuối câu hỏi đuôi: You were absent from class yesterday, ➚ weren’t you?
Câu cầu khiến: Will you turn down the TV a little bit, ➚ please?
Thể hiện cảm xúc tích cực: Wow, thank you guys so much! I’m really ➚ surprised!
Khi xưng hô thân mật: My ➚ darling, you’re so beautiful today.
6.2. Quy Tắc xuống giọng (The Falling Tune)
Cuối câu chào hỏi: Good ➘ morning!
Cuối câu hỏi Wh/H: What is your ➘ hobby?
Cuối câu kể: My favorite dish is ➘ spaghetti.
Cuối câu mệnh lệnh, câu đề nghị: ➘ Stand up!
Câu cảm thán để thể hiện thái độ tiêu cực: I failed the exam. I’m so ➘ sad.
6.3. Quy tắc ngữ điệu lên xuống
Câu hỏi lựa chọn (Choices): Do you want a cup of ➚ tea or ➘ coffee?
Câu liệt kê (Lists): Today, we have ➚ hamburger, ➚ fries and ➘ pizza.
Câu vẫn còn bỏ lửng (Unfinished Thoughts) Hmm, I ➚ like the dress’s ➘ color… (but maybe it’s too short.)
Câu điều kiện (Conditional Sentences): If you want to go ➚ with us, call me before ➘ 9 p.m.
III. Tổng hợp các nguồn luyện phát âm cho người mới bắt đầu
1. Trang web
1.1. English Central
Ưu điểm:
Cung cấp nhiều video học phát âm từ nhiều nguồn đáng tin cậy.
Hệ thống đánh giá và phản hồi giọng phát âm tự động.
Bảng điểm cá nhân giúp theo dõi tiến trình.
Nhược điểm:
Một số tính năng nâng cao yêu cầu phải mua gói trả phí.
Chủ đề học hạn chế so với một số trang khác.
1.2. Rachel English
Ưu điểm:
Do giáo viên nước ngoài nổi tiếng Rachel giảng dạy.
Video chi tiết với hướng dẫn cụ thể về cách phát âm từng âm tiết.
Cung cấp tài nguyên phong phú cho người học ở mọi cấp độ.
Nhược điểm:
Thiếu một số tính năng tương tác như bài kiểm tra phát âm tự động.
1.3. Anglo-link
Ưu điểm:
Bài giảng chất lượng từ giáo viên có kinh nghiệm.
Cung cấp nhiều bài kiểm tra và bài tập phát âm.
Chia nhỏ theo cấp độ để phù hợp với mọi trình độ.
Nhược điểm:
Giao diện trang web có thể không được thân thiện như một số trang khác.
1.4. English Pronunciation Course
Ưu điểm:
Cung cấp đánh giá phát âm tự động và chi tiết, giúp người học tự kiểm tra và cải thiện kỹ năng phát âm.
Cung cấp phản hồi chi tiết về từng yếu tố của phát âm, giúp người học hiểu rõ hơn về những điểm cần cải thiện.
Sử dụng nhiều loại ngữ liệu, từ vựng và ngữ cảnh, giúp người học tiếp xúc với nhiều loại giọng địa phương và tình huống ngôn ngữ khác nhau.
Có nhiều cấp độ học từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp với người học ở mọi trình độ.
Nhược điểm:
Yêu cầu kết nối internet để sử dụng.
Phiên bản miễn phí của Speechace giới hạn số lượng bài kiểm tra, tính năng so với phiên bản trả phí.
1.5. Duolingo
Ưu điểm:
Phổ biến và dễ sử dụng, đặc biệt là cho người mới học tiếng Anh.
Bài học tích hợp nhiều kỹ năng ngôn ngữ khác nhau.
Miễn phí với tùy chọn nâng cấp.
Nhược điểm:
Phần phát âm có thể không tập trung nhiều như các ứng dụng chuyên biệt.
Chủ đề và giảng dạy có thể cảm thấy phổ thông và thiếu chi tiết cho việc học phát âm.
2. Phần mềm
2.1. ELSA Speak
Ưu điểm:
Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để đánh giá và cải thiện phát âm, mang lại độ chính xác cao.
Cung cấp bài tập và từ vựng trong ngữ cảnh giúp người học áp dụng phát âm trong các tình huống thực tế.
Cho phép người học theo dõi tiến trình học tập và nhận phản hồi chi tiết.
Hỗ trợ người học với danh sách ngữ âm đa dạng từ nhiều vùng và giọng địa phương.
Nhược điểm:
Một số tính năng và bài học chất lượng cao yêu cầu người dùng trả phí.
Đòi hỏi kết nối internet ổn định để sử dụng.
2.2. CoolSpeech
Ưu điểm:
Người học có thể dễ dàng tìm kiếm và nghe cách phát âm của từ vựng trong cơ sở dữ liệu lớn.
CoolSpeech cung cấp ngữ liệu đa dạng và giúp người học tự nâng cao kỹ năng phát âm của mình.
Ứng dụng này cung cấp dịch vụ miễn phí, thuận tiện cho người học.
Nhược điểm:
Không cung cấp tính năng đánh giá phát âm hoặc luyện tập tương tác.
Thiếu một số tính năng cao cấp như nhận xét chi tiết và bài tập ngữ cảnh.
2.3. Pronunciation Power
Ưu điểm:
Pronunciation Power cung cấp một danh sách từ vựng lớn với âm thanh chuẩn xác.
Người học có thể tự ghi âm và so sánh với âm thanh mẫu để tự đánh giá.
Ứng dụng này phù hợp cho cả người mới học tiếng Anh và người có trình độ cao hơn.
Nhược điểm:
Giao diện có thể trở nên phức tạp và không thân thiện đối với người dùng mới.
Một số tính năng và bài học chất lượng cao có thể yêu cầu chi phí.
2.4. Rosetta Stone
Ưu điểm:
Rosetta Stone cung cấp một phương pháp học ngôn ngữ toàn diện, bao gồm cả kỹ năng nghe và phát âm.
Bài học trong ngữ cảnh thực tế giúp người học áp dụng kiến thức trong các tình huống hàng ngày.
Cung cấp chất lượng hình ảnh và âm thanh cao cấp để tạo ra môi trường học tốt nhất.
Nhược điểm:
Rosetta Stone có chi phí cao so với một số ứng dụng học tiếng Anh khác.
Thiếu một số tính năng tương tác phức tạp trong việc cải thiện kỹ năng phát âm.
2.5. English Central
Ưu điểm:
English Central cung cấp video có phụ đề, giúp người học kết hợp giữa nghe và đọc để cải thiện phát âm.
Có tính năng đánh giá phát âm tự động sau mỗi bài học.
Bài học tương tác giúp người học gặp nhiều tình huống và từ vựng.
Nhược điểm:
Một số tính năng và bài học chất lượng cao yêu cầu người dùng trả phí.
Đòi hỏi kết nối internet ổn định để sử dụng.
Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp toàn bộ những quy tắc học phát âm tiếng Anh hiệu quả nhất. Hãy nhớ luyện tập thường xuyên để củng cố, nâng cao khả năng phát âm nhé. Bên cạnh đó, đừng quên đăng ký làm bài test trình độ tiếng Anh miễn phí tại đây để biết được khả năng của mình nhé. IPA chúc bạn thành công!
Bài đăng trước